Gửi tiết kiệm, vàng, chứng khoán, ngoại tệ hay bất động sản …nên đầu tư kênh nào luôn là câu hỏi thường trực của các nhà đầu tư. Trong bối cảnh giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, chứng khoán còn nhiều bất ổn, ngoại tệ còn nhiều rủi ro thì sự khởi sắc đáng kể của thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chính là cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Gửi tiết kiệm – ăn chắc mặc bền
Ba năm trở lại đây, trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục giảm.Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì với kỳ hạn dưới 6 tháng lãi suất là 5,5 %/năm. Thậm chí ở kỳ hạn 1-2 tháng, lãi suất tiền gửi chỉ còn trên 4%/năm. Với những người có thói quen gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để giảm rủi ro và bảo toàn vốn thì gửi tiền tiết kiệm vẫn là lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên về dài hạn, đây không phải là kênh đầu tư hấp dẫn bởi lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư không đáng kể.
Vàng tiếp tục chông chênh
Với nền kinh tế thị tường, vị thế bản vị của vàng không còn như trước. Đồng tiền đươc định giá bằng khả năng sinh lời khi luân chuyển trong nền kinh tế . Nên việc tích trữ vàng không còn là kênh đầu tư sinh lãi hấp dẫn. Điểm đặc biệt của vàng là tính thanh khoản cao, việc mua bán diễn ra nhanh chóng mà không sợ bị ngâm vốn. Tuy nhiên, sự tăng giảm thất thường của giá vàng với biên độ lớn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lướt sóng nhưng lại làm nhiều người giữ vàng hú vía. Chuyên gia Kinh tế – TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc đầu tư vào vàng thời điểm này cực kỳ rủi ro. Lý giải cho điều này, vị chuyên gia cho hay giá vàng hiện tại biến động rất khó lường, thị trường vàng trong nước không liên thông với nhau, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện rất cao… là những yếu tố khiến người đầu tư vàng có thể thua lỗ dù giá vàng thế giới tăng.
Thị trường chứng khoán bất ổn
Đối với thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có quyền hy vọng sau sự phục hồi nửa cuối năm ngoái và sự hứng khởi của những phiên giao dịch đầu năm. Đặc biệt là khi chỉ tiêu tín dụng định hướng năm nay cao hơn 1% so với năm ngoái (13-15%) và lãi suất ngân hàng liên tục giảm. Trên cơ sở này, các chuyên gia dự báo rằng, trong năm 2015, thị trường chứng khoán sẽ hồi phục và tăng khoảng 20%. Nhưng dự thảo sửa đổi Thông tư 210/2012/TT-BTC có nội dung thắt chặt hơn hoạt động của các công ty chứng khoán đang làm nhà đầu tư thận trọng hơn với thị trường này. Nhất là điều khoản công ty chứng khoán không được cho vay chứng khoán dưới mọi hình thức; không được huy động, vay vồn từ các cá nhân, tổ chức khác dưới mọi hình thức…
Ngoại tệ thiếu hấp dẫn
Lâu nay ngoài vàng, thói quen của người dân trong nước là mua USD để tích trữ. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù tăng giá từng ngày, có thời điểm tăng 20 VND/USD, nhưng tính trong 2 năm qua, USD tăng tổng cộng không đáng kể so với nhiều kênh đầu tư khác. Bên cạnh đó, để bảo vệ giá trị VND, nhà nước có chính sách không khuyến khích người dân dự trữ USD. NHNN luôn có giải pháp ổn định tỷ giá ngoại tệ. Ngay từ đầu năm, Thống đốc phát thông điệp tỷ giá chỉ biến động khoảng 2%, sau đó đã điều chỉnh tăng 1%, và mới đây đã quyết định giữ ổn định tỷ giá ngoại tệ. Khả năng từ đây đến cuối năm, giá USD sẽ không thay đổi nhiều, có chăng chỉ tăng thêm 1%. Lãi suất tiết kiệm của đồng USD lại quá thấp nên gửi tiết kiệm bằng đồng USD mang lại giá trị không đáng kể. Đồng EUR vốn được coi là đồng ngoại tệ mạnh thì đang rơi vào vòng xoáy giảm giá sâu khiến không ít người “dở khóc, dở cười” vì trót ôm EUR. Tính ra với 1000EUR, chỉ trong vài tháng trở lại đây đã làm nhà đầu tư mất hơn 6 triệu đồng. Rõ ràng với sự tăng giá không đáng kể của USD, sự giảm giá mạnh của đồng EUR thì việc đầu tư cho ngoại tệ chưa phải là một lựa chọn thông minh.
Bất động sản khởi sắc
Mặt bằng lãi suất giảm khiến dòng điền tiết kiệm có xu hướng chảy vào bất động sản. Điều này còn làm tăng tính thanh khoản cho thị trường BĐS trong thời gian qua. Lãi vay thấp khiến những cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực sự dễ dàng tham gia vào thị trường hơn. Giao dịch trên thị trường tiếp tục tăng trưởng cao là động lực giúp các chủ đầu tư tự tin tiếp tục bung hàng trong những tháng qua. Hàng loạt dự án mới được chủ đầu tư công bố ra thị trường từ cao cấp đến trung bình. Theo báo cáo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, trong nửa đầu năm 2015 con số giao dịch thành công đã vượt cả năm 2014. Cùng với đà tăng trưởng của thị trường bất động sản nói chung, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với hàng loạt dự án đình đám trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư. Sự phát triển của kinh tế, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của giới nhà giàu tăng lên giúp ngành du lịch tăng trưởng cao và thu hút được nguồn đầu tư mới… được cho là những yếu tố chính tác động đến thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng. Từ đầu năm đến nay, thị trường đã chứng kiến những sự kiện mở bán các biệt thự ven biển: Vinpearl Premium Phú Quốc, Vinpearl Premium Nha Trang và Đà Nẵng, cung cấp thêm cho thị trường 847 căn biệt thự. Mỗi căn biệt thự này có giá chào bán trung bình lên đến khoảng 1 triệu USD và có hàng trăm căn đã được tiêu thụ. Bên cạnh Vinpearl, nhiều dự án nghỉ dưỡng ven biển khác cũng đã khởi động rao bán các căn biệt thự ra thị trường, đơn cử CEO Group với Sonasea Villas & Resorts Phú Quốc, Diamond Bay Resort II ở Nha Trang, FLC Group với 1.000 căn biệt thự FLC Samson Golf Links & Resort, Savills với 34 căn biệt thự Naman Residences ở Đà Nẵng… Những dự án nghỉ dưỡng tại các vị trí đắc địa, quy mô lớn, vốn đầu tư khủng cùng những chính sách ưu đãi và cơ hội sinh lời hấp dẫn khiến bất động sản nghỉ dưỡng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Tập đoàn Vingroup với hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Premium mang đến cơ hội đầu tư sinh lời độc đáo với chương trình cho thuê lại cam kết mức lợi nhuận lên tới 8% trả bằng USD. Nếu so sánh với lãi suất ngân hàng hiện tại là khoảng 5% thì rõ ràng kênh đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng thực sự hấp dẫn hơn nhiều. Bên cạnh đó, uy tín chủ đầu tư, xu hướng du lịch nghỉ dưỡng tăng cao khiến cho tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng luôn được đảm bảo ở mức cao. Theo chuyên gia kinh tế – TS Võ Trí Thành nhận định: Hiện bất động sản đang là kênh đầu tư sáng giá nhất trong các loại tài sản tài chính, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng.